Kết quả tìm kiếm cho "tiếp đoàn công tác Campuchia"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2265
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Đề xuất những chính sách thị thực mới thông thoáng, thuận lợi hơn cho khách quốc tế đến là một yêu cầu thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, đẩy nhanh phát triển du lịch...
Ngày 28/6, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra từ chức trong bối cảnh chính phủ của bà đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng liên quan đến tranh chấp biên giới với Campuchia.
An Giang và Kiên Giang là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh liền kề, có quy mô nền kinh tế tương đương và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa 2 tỉnh. Việc phát triển giao thông liên vùng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế vùng, tăng cường liên kết và mở ra cơ hội mới trong thương mại, kinh tế và du lịch (DL).
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, cách làm bài bản, chủ động, đồng bộ, cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (từ 15/5 - 15/6/2025) đã đạt kết quả đáng ghi nhận về số vụ xử lý. Qua đó, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
Ngày 20/6, Đảng ủy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Đảng ủy Quân sự tỉnh phiên 6 tháng đầu năm; đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Vùng 5 Hải quân có nhiệm vụ quản lý vùng biển, đảo Tây Nam từ cửa sông Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu) đến TP. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), với diện tích khoảng 150.000km2, chiều dài bờ biển khoảng 450km, có hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, giáp ranh với vùng biển các nước: Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Đây là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.
Ngày 18/6, Ban Chỉ huy Quân sự huyện An Phú sơ kết công tác quân sự, quốc phòng địa phương 6 tháng đầu năm 2025. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Phú Trang Công Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang tiền thân là lực lượng an ninh vũ trang, trinh sát vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 17/6/1976, BĐBP tỉnh chính thức được thành lập với tên gọi Công an Nhân dân vũ trang tỉnh. Gần nửa thế kỷ qua, những người lính quân hàm xanh đã viết nên trang sử vàng trên tuyến biên giới An Giang.
Những năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã không ngừng xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận cao trong các giai tầng xã hội. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh…